Ngành logistics với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Ngành logistics với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Ngày đăng: 15/06/2021 08:52 PM

    Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Chỉ số hoạt động logistics (LPI) năm 2018, Việt Nam đứng thứ 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN. Việt Nam cũng là nước xếp hạng ở tốp đầu trong các thị trường mới nổi. Đây là kết quả tốt nhất mà Việt Nam có được kể từ khi Ngân hàng Thế giới thực hiện việc xếp hạng LPI bắt đầu từ năm 2007 đến nay.
     

    Ngành logistics với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực

    Ảnh minh họa, nguồn Internet


    Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam, hiện cả nước có trên 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành dịch vụ logistics với nhiều loại hình vận tải, dịch vụ cho thuê kho bãi, hải quan, xuất nhập khẩu, xếp dỡ… Năm 2018, đánh dấu nhiều bước chuyển mình của ngành logistics, theo đó, hạ tầng cho logistics đã có những bước phát triển mạnh, theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, nhiều tuyến đường cao tốc, cầu lớn đã và đang được nâng cấp xây dựng tập trung vào các công trình có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
     
    Về các dự án giao thông đường bộ, năm 2018 cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, Hạ Long - Vân Đồn… đã đi vào hoạt động, tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, hiện đại, góp phần tạo sự kết nối hạ tầng giao thông giữa các tuyến đường bộ, tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển, từ đó tạo đòn bẩy cho sự phát triển của dịch vụ logistics Việt Nam trong những năm tới.
     
    Về đường biển, cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) đã đưa vào khai thác, đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa vận tải bằng đường biển ngày càng tăng của các tỉnh, thành phố, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Khi đi vào khai thác, cảng Lạch Huyện sẽ góp phần đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu của khu vực miền Bắc cũng như cả nước có thể đi thẳng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ, mà không phải trung chuyển qua các cảng tại khu vực như Singapore, Hồng Kông. Điều này sẽ góp phần giảm đáng kể chi phí vận tải, tăng năng lực cạnh tranh đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, còn góp phần thu hút lượng hàng quá cảnh khu vực Đông Bắc Lào qua tuyến hành lang Đông - Tây và khu vực Nam Trung Quốc.
     
    Về hàng không, cùng với việc nâng cấp các sân bay hiện có, năm 2018, Cảng hàng không Vân Đồn là sân bay đầu tiên của Việt Nam được đầu tư theo hình thức BOT được đưa vào hoạt động. Các sân bay hiện đang mở rộng năng lực tiếp nhận hàng hóa, một số sân bay như Cần Thơ đang xem xét việc xây dựng trung tâm logistics hàng không hiện đại để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
     
    Bên cạnh đó, trong năm 2018, hạ tầng logistics tĩnh bao gồm các trung tâm logistics, trung tâm phân phối, cảng cạn, kho ngoại quan cũng có sự gia tăng về số lượng và nâng cấp về công nghệ. Ngoài các chức năng chính gồm bảo quản, dán nhãn, đóng gói, chia tách, xử lý hàng hóa, chuẩn bị đơn đặt hàng, các trung tâm logistics đang chuyển sang ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hàng hóa, theo dõi, truy xuất vị trí. Một số trung tâm logistics chuyên dùng được tự động hóa gần như hoàn toàn như các trung tâm logistics của Samsung, Unilever, P&G, Vinamilk, Masan. Các trung tâm logistics lớn hiện nay tập trung ở khu vực Hải Phòng, Đồng Nai và Bình Dương, áp dụng hệ thống quản lý hiện đại thuộc các doanh nghiệp Gemadept, TBS, Tân Cảng Sài Gòn, Transimex, Mapletree, Damco, DHL, Kerry Express, Viettel Post…
     
    … đến thực trạng và nguyên nhân sự khan hiếm nhân lực
     
    Có thể thấy, với doanh thu khoảng 40 tỷ USD/năm, chiếm 21-25% GDP, logistics đang trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhờ đà tăng trưởng của kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng cũng như sự quan tâm phát triển dịch vụ logistics của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương, ngành dịch vụ logistics tiếp tục đà tăng trưởng của các năm trước với mức độ tăng trưởng khoảng 12-14%. Tuy nhiên, điều này đang tạo ra một nghịch lý, đó là hiện có rất nhiều cơ hội việc làm trong ngành logistics cho thế hệ trẻ, song chính chất lượng nhân lực lại đang trở thành thách thức phát triển trong Ngành. Không chỉ thiếu về số lượng, ngành logistics Việt Nam đang đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao cả về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng Anh chuyên ngành. Mặc dù năm 2018, số lượng các trường, viện, cơ sở tham gia đào tạo về logistics đã có sự gia tăng đáng kể, chương trình đào tạo được nâng cấp theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, gắn với thực tế, đội ngũ giáo viên gia tăng về số lượng và nâng cao về trình độ. Lao động trong các doanh nghiệp logistics đã được áp dụng nhiều giải pháp công nghệ trong quản lý kho bãi, quản lý phương tiện và quản lý hàng hóa giúp cho hoạt động dịch vụ được thực hiện tốt hơn, nhanh hơn… tuy nhiên, thực tế cho thấy, lao động ngành logistis hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu ở Việt Nam.
     
    Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), cả nước hiện có 24 trường cao đẳng và trung cấp đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực logistics với quy mô đào tạo hàng năm từ 4.500 – 6.000 người trình độ cao đẳng và trung cấp. Ngoài ra, các trường và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp đào tạo hàng năm từ12.000–17.000 lượt người ở các trình độ sơ cấp và ngắn hạn dưới 3 tháng về logistics. Trong khi đó, theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), để đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực cho hơn 3.000 doanh nghiệp đang tham gia cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam, giai đoạn 2017 - 2020, cần thêm khoảng 20.000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn và đến năm 2030, số lượng người lao động mới cần thêm lên tới 200.000 lao động trình độ cao gấp 10 lần so với năm 2020, đáp ứng đủ các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng Anh.
     
    Đội ngũ nhân lực logistics hiện nay được tào tạo từ nhiều nguồn khác nhau: Tại các cơ sở đào tạo bậc đại học/sau đại học và nghề, hiệp hội và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bất cập của việc đào tạo là chưa đáp ứng được yêu cầu và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu kiến thức toàn diện, trình độ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) còn hạn chế. Nhân lực cũng chưa theo kịp sự phát triển của logistics thế giới. Trình độ tiếng Anh nghiệp vụ logistics còn hạn chế, chỉ khoảng 4% nhân lực thông thạo tiếng Anh nghiệp vụ, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên. Ngoài ra, đội ngũ quản lý thường là cán bộ chủ chốt được điều động đến các công ty logistics. Đội ngũ này được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Phần lớn họ thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh, ít được cập nhật tri thức mới, phong cách lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng từ những chuyên ngành ngoài logistics. Lực lượng lao động trực tiếp như bốc vác, xếp dỡ, lái xe, kiểm đếm hàng kho bãi… đa số có trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp…
     
    Theo nhận định từ các chuyên gia, những nguyên nhân khiến nhân lực ngành logistics Việt Nam còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng là do:

     

     

     

     

     

    Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics
     
    Có thể nói, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có kỹ năng sẽ là tiền đề cho sự phát triển các doanh nghiệp logistics của Việt Nam trong điều kiện hội nhập, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Theo đó, Quyết định số 200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 cũng đã nêu rõ 1 trong 6 nhóm nhiệm vụ quan trọng là “Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực ngành logistics” Do đó, bài toán về nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics hiện nay là một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics nói riêng và các ngành sản xuất nói chung. Để phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics ở nước ta, cần triển khai một số giải pháp sau:

     

     

     

     

     

     
    Với mục tiêu phát triển mạnh nguồn nhân lực ngành logistics ở Việt Nam trong thời gian tới, cơ hội và khả năng thành công đối với các sinh viên ngành logistics cũng được đánh giá là sẽ cao hơn, đặc biệt đối với các sinh viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, được làm việc thực tế trong các doanh nghiệp... Do vậy, các cơ sở giáo dục phải không ngừng cải thiện chất lượng, hiệu quả của từng khóa học, tạo cơ hội cho học viên tiếp cận cả lý thuyết, thực tế và cả xu hướng phát triển của logistics trên thế giới… để từng bước đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của Ngành trong xu thế hội nhập hiện nay./.

     

    Thu Hòa

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline