Trong bối cảnh nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Logistics ra đời như một giải pháp cho nhu cầu sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận tiện và nhanh chóng nhất. Do đó, mặc dù ra đời chưa lâu nhưng Logistics đã dần khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay các ngành nghề về dịch vụ logistics ngày càng phát triển, nhưng không phải ai cũng biết logistics là gì? Dịch vụ logistics và điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này ra sao? Các hoạt động của logistics thế nào? Tất cả hãy cùng TML EXPRESS giải đáp qua bài viết dưới đây
Logistics - Quyết định sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế
Logistics là gì ?
Khái niệm "Logistics" được dùng từ những năm TCN bởi 2 tướng lĩnh của quân đội Hy Lạp (nhà triết học Leon và vua Alexander đại đế) để mô tả những quy trình cung cấp thực phẩm, quần áo, đạn dược trong quân đội. Hiểu một cách đơn giản nhất thì Logistics là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Công việc của các công ty Logistics là lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng.
Bên cạnh nghiệp vụ giao - nhận, ngành Logistics còn bao gồm những hoạt động khác như bao bì, đóng gói, kho bãi, lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hỏng...
Logistics - Quyết định sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế
Điều kiện chung của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
1. Điều kiện về tư cách chủ thể
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý trong doanh nghiệp theo quy định về pháp luật doanh nghiệp.
2. Điều kiện về trình độ chuyên môn
Tùy vào từng lĩnh vực dịch vụ thì pháp luật quy định thương nhân phải có số lượng nhân viên đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, có khả năng thực hiện các công việc trong chuỗi dịch vụ logistics theo phân công. Mặt khác, đối với một số lĩnh vực còn đòi hỏi trách nhiệm nghề nghiệp, nhân viên tham gia cung ứng dịch vụ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề.
3. Điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật
Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ vận tải đòi hỏi các yêu cầu về kỹ thuật cao và các điều kiện tiêu chuẩn phức tạp như: điều kiện về kho bãi, máy móc, dây chuyền đóng gói, cơ sở hạ tầng thông tin, phương tiện vận tải,…Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh phải tiến hành các thủ tục để chứng minh đáp ứng được điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định.
Các hoạt động chính trong Logistics
- Sản xuất hàng hóa - Manufacturing: Quản lý sản xuất hàng hóa trong các nhà máy theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của đơn đặt hàng.
- Đóng gói hàng hóa – Packaging: Đóng gói thành phẩm vào bao bì, hộp carton để bảo vệ hàng hóa và thuận tiện cho quá trình vận chuyển.
- Quản lý hàng tồn kho - Inventory management: Quản lý và đảm bảo số lượng và chất lượng hàng tồn trong kho, tiến hành nhập xuất hàng hóa theo kế hoạch.
- Vận chuyển hàng hóa - Transportation, Cargo, Delivery, Freight: Từ kho của nhà sản xuất tới nơi tiêu thụ.
- Lưu kho, lưu bãi hàng hóa - Warehousing, Storage: Tại kho, bãi trong khi chờ làm thủ tục xuất nhập hàng hóa.
- Xếp dỡ hàng hóa - Handling: Xếp dỡ vào container hoặc bốc xếp thẳng lên xe tải, tàu hỏa, tàu thủy hay máy bay để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
- Forwarding - Giải quyết các thủ tục và giấy tờ cần thiết liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Khai báo hải quan - Custom Declaration: Khai báo các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật, nộp thuế và các lệ phí khác.
- Kiểm duyệt hàng hóa - Inspection: Tiến hàng kiểm tra để đảm bảo số lượng và chất lượng của hàng hóa không vi phạm các quy định của nhà nước.
Logistics - Quyết định sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế
Các phương thức vận tải trong Logistics
Phương thức vận tải trong Logistics hay xuất nhập khẩu được hiểu là việc sử dụng các phương tiện di chuyển để vận chuyển, chuyển chở hàng hóa. Trong đó, các phương tiện được sử phổ biến nhất là tàu biển, tàu hóa, máy bay, xe tải…
Hiện nay các phương thức vận tải trong Logistics được chia thành 5 phương thức chính vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không và vận tải đường ống. Mỗi phương thức sẽ phù hợp cho từng nhóm hàng hóa khác nhau. Vậy niên việc hiểu rõ từng phương thức vận tải sẽ giúp cho bạn chọn đúng phương thức để phù hợp với hàng háng của mình cũng như tránh những rủi ro, rắc rối không đáng có.
Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế
Logistics - Quyết định sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế
Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế, nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa thực sự bùng nổ khiến logistics trở thành một dịch vụ có vai trò vô cùng quan trọng, bao gồm:
- Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế.
- Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.
- Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.
- Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo yếu tố đúng thời gian-địa điểm.
- Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.
Như vậy, có thể thấy rằng, vai trò của ngành logistics đối với nền kinh tế toàn cầu là vô cùng to lớn. Ở nước ta hiện nay, dịch vụ logistics cũng đã có những đóng góp không nhỏ. Tuy nhiên kinh nghiệm cũng như cơ sở vật chất làm logistics còn yếu, vì vậy trong tương lai, việc đầu tư cả về vật chất lẫn nhân lực trong ngành này là điều cần được chú trọng.
Logistics - Quyết định sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế
Để cạnh tranh hiệu quả trong ngành này, các công ty phải luôn cải tiến và chú trọng đến yếu tố số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả dịch vụ, TML EXPRESS là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa uy tín, chuyên nghiệp tại TPHCM hiện nay. Với tiêu chí luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, đặt mục tiêu trở thành đơn vị chuyển phát hàng đầu Việt Nam.
Bên cạnh đó, với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận, vận tải hàng hóa trong và ngoài nước, TML EXPRESS cam kết mang đến cho quý khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0908.185.896 hoặc đến tại địa chỉ 67/6 Lê Đức Thọ, Phường 7, Quận Gò Vấp để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
CÔNG TY TNHH TM & DV TML EXPRESS
Địa chỉ: 67/6 Lê Đức Thọ, Phường 7, Quận Gò Vấp
Hotline: 0908 185 896
Email: info@tmlexpress.com
Website: http://tmlexpress.com/